Ty ren hay còn được gọi là thanh ren là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong thi công xây dựng hay gia công cơ khí. Tuy nhiên thanh ty ren dùng để làm gì, các đặc điểm của thanh ty ren ra sao không phải ai cũng nắm rõ? Vì vậy, bài viết sau đây Ty Việt sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về thanh ty ren nhé.
Đặc điểm của thanh ty ren
Thanh ren được xem là một chi tiết quan trọng trong quá trình lắp ghép. Nó là một thanh thẳng có chiều dài dao động từ 1-3m. Thanh ren dùng để liên kết các kết cấu phụ (hệ thống nước cao tầng, hệ thống cứu hỏa, hệ thống cáp….) với các kết cấu ổn định của công trình hay dùng cố định cốp pha đổ bê tông.
Bề mặt của thanh ren là các đường xoắn ốc đều và mịn gọi là ren, giúp nó thực hiện nhiệm vụ bắt ghép với các phụ kiện một cách nhanh chóng và dễ dàng, tạo nên những liên kết bền chặt rất khó phá hủy.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại ty ren khác nhau về kích thước, hình dạng, chất liệu và cả về chất lượng. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, tài chính và các điều kiện thi công thực tế, Từ đó bạn có thể lựa chọn các sản phẩm ty ren phù hợp, đảm bảo thi công an toàn nhất.
Phân loại ty ren
Thông thường, người ta sẽ phân loại ty ren tùy thuộc vào các đặc điểm của thanh ty ren như sau:
Phân loại dựa theo độ bền
Vì thanh ty ren thường được sử dụng chủ yếu để kéo các chi tiết, nên yếu tố bền lực được đặt lên hàng đầu. Người sử dụng cần tính toán xem lực bền và tiết diện như vậy thì thanh ren chịu được vật nặng bao nhiêu. Từ đó đưa ra các tính toán và lựa chọn cho phù hợp.
Các loại ty ren cấp bền phổ biến:
– Ty ren cấp bền 4.8: là loại thanh ren có độ bền ở mức bình thường và có khả năng chịu lực kéo tối thiểu 4000 g/cm2.
– Ty ren cấp bền 5.6: là loại thanh ren có cấp bền ở mức trung bình và khả năng chịu lực kéo tối thiểu 5000 kg/cm2.
– Ty ren cấp bền 8.8: là thanh ty ren có cấp bền cao và khả năng chịu lực lớn tối thiểu là 8000 kg/cm2. Phân loại ty ren theo lớp mạ
Các loại ty ren thường có một lớp áo mạ phía bên ngoài để đảm được tính thẩm mỹ khi lắp ghép với các sản phẩm và tăng cường được khả năng chống chịu lực ở các điều kiện thời tiết. Dựa theo lớp mạ này, người ra có thể chia thành các loại sau
– Ty ren mạ điện phân: đây là loại ty ren phổ biến nhất, bởi khả năng chịu bền cao trong các môi trường khô ráo và có giá thành phổ thông.
– Ty ren mạ kẽm nhúng nóng: đây là loại ty ren có khả năng đựng cao trong điều kiện môi trường ngoài trời. Với lớp mạ dày và đường kính ty ren lớn.
Phân loại theo kích thước
+ Thanh ren M6/d6 (phi 6): sử dụng phôi có đường kính từ 4.6mm-5mm.
+ Thanh ren M8/d8 (phi 8): sử dụng phôi có đường kính từ 6.8mm – 7mm.
+ Thanh ren M10/d10 (phi 10): sử dụng phôi có đường kính từ 8.6mm-8.8mm.
+ Thanh ren M12/d12 (phi 12): sử dụng phôi có đường kính từ 10.5 -10.8mm.
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều đường kính khác như: M16/M18/M20,…M56.